"PHÊ
PHÁN HỆ TƯ TƯỞNG": CHỦ NGHĨA XÃ HỘI THỜI ĐẠI CHỦ NGHĨA TÂN MÁCXÍT VÀ CHỦ
NGHĨA HẬU MÁCXÍT TERRELL CARVEL
Biên dịch: Ngô
Xuân Lãng
Theo tạp chí; Những
vấn đề Lý luận
Số tháng 11 năm
2013 “Lý
luận về toàn cầu hóa bắt nguồn từ tư tưởng của C.Mác, Ph.Ăngghen và phát triển
cùng với sự phát triển của chủ nghĩa Mác. Để đánh giá một cách rõ ràng xu thế
kinh tế toàn cầu hiện nay, trước tiên, chúng ta phải làm rõ một số lý luận
trong tư tưởng chủ nghĩa Mác truyền thống, bởi vì chính những điểm chưa rõ ấy
cũng nằm trong các thành phần cấu thành xu thế hiện nay. Vì vậy, chỉ bằng cách
làm rõ chúng thì mới thể hiện được ý nghĩa độc đáo của chủ nghĩa Tân mácxít và
chủ nghĩa Hậu mácxít”.
Chủ
nghĩa Mác đã trở thành "ngôi nhà tinh thần" của lý thuyết về toàn cầu
hóa đương đại và cũng là "ngôi nhà chính trị" của lý luận hệ tư tưởng,
mặc dù không phải là cái gốc cơ bản nhất của khái niệm hệ tư tưởng. Trên thực tế,
tác phẩm "Hệ tư tưởng Đức" (năm 1845 - 1846) của C.Mác và Ph.Ăngghen
phải đến năm 1932, lần đầu tiên mới được phát biểu công khai và trở thành một
tác phẩm kinh điển của thế kỷ XX, từ đó về sau, việc sử dụng các thuật ngữ này
luôn có tính kế thừa tư tưởng của tác phẩm. Thế kỷ XX được tự phong là
"con người của chủ nghĩa Mác" chính thống, đã thúc đẩy phong trào đấu
tranh giai cấp và giải phóng dân tộc, làm thay đổi cục diện chính trị thế giới
và CNXH được định nghĩa là cuộc tẩy chay thị trường "tự do" và
"tư hữu hóa" tích lũy tư bản(1). Phong trào chính trị này
cũng đã nêu rõ sự cùng tồn tại giữa CNTB và dân chủ (dân chủ của giai cấp tư sản)
và tính liên tục trên thực tế của nó (như những gì mà những người mácxít truyền
thống tuyên truyền).
Tuy
nhiên, vì sao trên các phương tiện thông tin, C.Mác lại khẳng định rằng, ông là
"người mácxít" (theo hai lần góp ý của Ph.Ăngghen)(2)? Vì
sao cụm từ "hệ tư tưởng" (là một thuật ngữ quan trọng) không tồn tại
trong các tác phẩm sau năm 1846 và trong quyển I Bộ “Tư bản" (năm 1867)? Sự
tồn tại của những tư tưởng hay và những điểm chưa rõ trong thực tiễn đã khiến
cho lý thuyết về toàn cầu hóa rất khó có thể đưa ra những đánh giá chính xác về
tình hình chính trị của thời đại toàn cầu hóa. Do đó, ngay trong sự chưa rõ
ràng ấy chính là một bộ phận của thực tiễn (tư tưởng và chính trị), điều đó khiến
cho môi trường chính trị toàn cầu hóa càng trở nên phức tạp hơn. Việc nhận định
như thế nào về mối quan hệ giữa C.Mác và chủ nghĩa Mác, hệ tư tưởng và quan niệm,
CNXH và CNTB, dân chủ và kinh tế... sẽ quyết định thế giới quan của một con người
và sự phê phán của họ đối với toàn cầu hóa, hệ tư tưởng và CNXH.
Mâu
thuẫn là ở chỗ, một mặt, về học thuật chủ nghĩa Mác đưa ra những nghi ngờ để nhờ
người giải đáp, về chính trị thì lại bị coi là đang hấp hối, nhưng mặt khác,
trong bối cảnh toàn cầu hóa thì C.Mác lại được mọi người chú ý tới nhiều hơn bất
kỳ thời gian nào. Bởi vì, C.Mác và chủ nghĩa Mác không phải là một, hơn nữa
trong đó chắc chắn tồn tại sự khác biệt rõ rệt. Giống như G.Therborn đã chỉ ra
rằng: "Chủ nghĩa Mác có thể được tái hiện nhiều lần, mọi người sẽ có cách
giải thích mới về C.Mác, cũng từ đó có được cái nhìn sâu sắc hơn, tuy nhiên, sự
đồng thuận về "chủ nghĩa" sẽ ngày một giảm đi" (3).
Cuối cùng thì C.Mác cũng đã dành cả cuộc đời để phân tích, phê phán CNTB. Cụm từ
"hệ tư tưởng" nghe thì có vẻ như đã lỗi thời, tuy nhiên cũng có không
ít người mong muốn được nghiên cứu một cách có hệ thống hơn. Ở vào thời đại
toàn thế giới quan tâm tới vấn đề sinh thái và tôn giáo, thêm vào đó là sự đối
đầu giữa các lý thuyết toàn cầu hóa khác, quan niệm thể hiện sự cần thiết hơn bất
kỳ thời gian nào, đặc biệt là hiệu quả mạnh mẽ về phương diện củng cố tư tưởng
của người dân, khiến nó càng trở nên quan trọng. Tuy nhiên, cho dù ở nơi đâu mà
lý luận tồn tại thì nhất định sẽ tồn tại người xây dựng có hệ thống, hơn nữa
thì hệ tư tưởng trước tiên cần có tính hệ thống. Mặc dù, vẫn còn đôi chút thận
trọng, nhưng trong lý thuyết về toàn cầu hóa vẫn bao hàm tinh thần phê phán
giai cấp của C.Mác.
Kể từ
"Đại khủng hoảng" - cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nghiêm trọng
nhất, trong bối cảnh các doanh nghiệp của thị trường "tự do" TBCN dần
chuyển hướng sang "hỗ trợ khẩn cấp" và chính quyền dân chủ xã hội
"kiểm soát chặt chẽ", thì phương pháp tư duy của C.Mác đã mang lại
cho chúng ta những gì?
I. HỆ
TƯ TƯỞNG: TỪ "PHÊ PHÁN", "PHI PHÊ PHÁN" ĐẾN KHOA HỌC
1. Hệ
tư tưởng với vai trò phê phán
Trong
nhiều năm qua, khái niệm hệ tư tưởng vẫn luôn là vấn đề lý thuyết khó, mà bản
thân sự không chắc chắn của khái niệm này khiến nó khó có thể được tái tạo hợp
lý. Lịch sử của khái niệm hệ tư tưởng chính là lịch sử cạnh tranh của phạm trù
mâu thuẫn đối lập (ví dụ: lịch sử đối lập của chân lý và khoa học). Với vai trò
là "khoa học về tư tưởng", cụm từ "hệ tư tưởng" xuất hiện sớm
nhất vào thập niên 90 của thế kỷ XVIII trong cuộc cách mạng duy lý của Pháp và
nó dựa trên hệ thống phân loại khách quan và phân biệt tính xác thực, nó là chiếc
chìa khóa bí mật được các nhà lãnh đạo nắm chắc trong tay để điều hành đất nước.
Tuy nhiên, trong kỷ nguyên tiếp theo của
đế chế Napoléon, "khoa học" được tuyên bố là "siêu hình học nguy
hiểm" mà nó đã dẫn đến sự xuất hiện của các nhà tư tưởng. Sự thỏa hiệp
chính trị với Giáo hội Công giáo và các lực lượng bảo thủ khác khiến Napoléon
trong 10 năm đầu thống trị đã phản đối chủ nghĩa duy lý và nghiên cứu khoa học.
Mặc dù điều này chỉ phù hợp với xã hội mà không đề cập tới khoa học và kỹ thuật
công nghiệp - những thứ mà ông khuyến khích. Sau đó, khái niệm hệ tư tưởng dần
dần mất đi sự tập trung ban đầu của nó. Hệ tư tưởng vừa là một môn khoa học và
do đó nó là một chân lý; vừa có thể là siêu hình và như vậy thì nó phi khoa học.
Khi sử dụng khái niệm này phải có một nguồn tài liệu lý luận đầy đủ và cố gắng
để làm rõ hơn.
Trong
các tác phẩm thời kỳ đầu (bao gồm "Hệ tư tưởng Đức" và "Tuyên
ngôn của Đảng cộng sản"), C.Mác đều phủ nhận cái được gọi là sự tồn tại vô
hạn và vĩnh cửu chân lý, cho rằng tất cả những suy đoán về tính phổ biến, khái
quát của con người và xã hội đều khó tránh khỏi phiến diện, bởi vì những suy
đoán này đều liên quan tới địa vị giai cấp của người viết hay người thực hiện
(tất nhiên bao gồm cả những người cộng sản). Thái độ của C.Mác đối với hành động
phản đối Triết học và sự nhất quán của chủ nghĩa duy vật lịch sử (liên hệ tương
hỗ với thực tiễn sản xuất của xã hội) dường như là một nỗ lực để tránh những
tìm tòi vụn vặt về sự đối lập ở mức cao, trừu tượng giữa hệ tư tưởng và chân lý
hay khoa học. Do đó, quan điểm của C.Mác về hệ tư tưởng không phải là ý tưởng
cho rằng tư tưởng (lý luận triết học) có thể phân biệt sai lầm (hoặc mê tín dị
đoan) và chân lý (khoa học). Nếu như người theo thuyết duy lý đã làm như vậy,
cũng không phải là thuyết ưu tiên chân lý, tức là cho rằng chân lý đã được phân
biệt với hệ tư tưởng và tri thức thông thường (chẳng hạn như việc Napoléon cần
làm). Theo C.Mác thì hệ tư tưởng chính là sự phê phán liên tục.
C.Mác
cho rằng, biểu hiện bên ngoài của kinh tế chính trị học là sự tổng thuật và
phân tích, nhưng trong thực tế, nó lại mang tính lựa chọn điển hình, thiếu tầm
nhìn và đôi khi thậm chí công khai cả khuynh hướng lợi ích giai cấp của họ.
Theo C.Mác, một số giai cấp nhất định cần cạnh tranh hợp pháp vì lợi ích của bản thân
và quá trình này được hỗ trợ từ hệ thống
quan niệm mang tính lựa chọn, gây hiểu lầm, ích kỷ và
đơn giản để hoàn thành, ví dụ như kinh tế chính trị học (kinh tế học hiện đại)
đã làm. Trong những năm 40 của thế
kỷ XVIII, C.Mác đã vô tình dùng khái niệm "nhà
tư tưởng Đức" để mô tả các đặc điểm điển hình của những nhà ngụy biện
và những triết học gia viết các tác phẩm giả mạo, kém chất lượng (cũng như các
đối tượng khác mà C.Mác cực lực phê phán), họ đều đắm chìm trong sự tôn thờ các
quan niệm. Một khi những nhà tư tưởng đáng thương ấy không còn nữa thì sự cần
thiết của khái niệm "hệ tư tưởng" trong cuộc sống và công việc của C.Mác
cũng dần biến đi.
Tuy
nhiên, thái độ nghi vấn của C.Mác đối với tính phê phán của học thuyết chính trị
ích kỷ đã không biến mất, hơn nữa thái độ khinh miệt của ông đối với tính luận
chiến của đối tượng phê phán càng dữ dội hơn bao giờ hết. Một quan điểm chung của
tác phẩm "Hệ tư tưởng Đức" (tức là, cho rằng tất cả các quan niệm đều
có nguồn gốc từ giai cấp của họ) đã luôn luôn là nền tảng cho những lời chỉ
trích chính trị và phê bình hệ tư tưởng của C.Mác. Nhưng đây là một quan niệm
được đặt trong thực tế và do đó thường là một luận văn thông thường trong bối cảnh
chính trị chung. Nó không được khởi đầu từ một giai cấp đặc biệt nào, nhằm
khuôn theo một triết học gia nào, mà là sự định nghĩa chân lý; nó cũng không phải
lấy cơ sở từ một giai cấp nào, sự suy luận một cách chặt chẽ từ hệ tư tưởng đưa ra chân lý; càng không phải
là đặt tên cho tất cả các quan niệm là hệ tư tưởng, mà là tiến hành phân biệt
giữa chúng (trong đó bao gồm cả các quan niệm và hệ tư tưởng của giai cấp vô sản).
Những khác biệt quan trọng của khái niệm hệ tư tưởng trong sự phát triển về sau
vẫn được duy trì.
2. Hệ
tư tưởng: Sự tách rời với phê phán
Trong những năm 80 của thế kỷ XIX, sau khi Ph.Ăngghen kế
tục và phát triển những tác phẩm của C.Mác vào những năm 40, ông đã coi phê
phán kinh tế chính trị học là sự kế tục và sự phát triển sự phê phán theo hình
thức luận chiến của C.Mác trong thời kỳ đầu đối với tác phẩm "Hệ tư tưởng
Đức" và lĩnh vực trước đây bị bỏ quên giờ được quan tâm trở lại. Do đó,
khi Ph.Ăngghen xem xét lại mình và C.Mác của 40 năm trước đã nghiên cứu CNXH,
tư tưởng triết học "chủ nghĩa duy vật" (chẳng hạn như Phoiơbắc) và một
lần nữa xem xét sự chuyển hướng tư tưởng và lật giở những bản thảo gốc mà trước
đây chưa từng được nhắc tới (ví dụ, đến thế kỷ XX mới công khai xuất bản và đặt
tên cho tác phẩm "Hệ tư tưởng Đức"), khái niệm hệ tư tưởng lại một lần
nữa được nhắc tới. Mặc dù, Ph.Ăngghen đã cố gắng để khẳng định lại lập trường của
ông và C.Mác vào những năm 40 của thế kỷ XIX, nhưng trong bối cảnh tư tưởng những
năm 80 đã xuất hiện những thay đổi thì quan điểm của ông cũng đã thay đổi. Tại
thời điểm này, các khoa học mới và tư tưởng của chủ nghĩa duy vật (bắt nguồn từ
các ngành khoa học vật lý và lật lại "chủ nghĩa duy vật" với các phép
biện chứng của Hêghen) do Ph.Ăngghen chỉ đạo.
Đây
chính là nguồn gốc của lý luận hệ tư tưởng "chủ nghĩa Mác", bởi Ph.Ăngghen
phát triển khái niệm "hệ tư tưởng" trên phương diện "triết học",
tức định nghĩa nó là một chủ nghĩa duy tâm triết học cần phản đối, là mặt đối lập
của "chủ nghĩa duy vật" mà Ph.Ăngghen đã nỗ lực xác định, cũng là một
loại thành kiến giai cấp cần phản đối - ngoại trừ giai cấp vô sản. Khác với chủ
đề thảo luận thông thường về vấn đề quan hệ lịch sử giữa sự thay đổi cơ cấu
giai cấp với biến chuyển của hệ thống quan niệm của C.Mác trong thời kỳ đầu, sự
định nghĩa của Ph.Ăngghen là then chốt, tức Ph.Ăngghen đã tập trung vào vấn đề
"triết học" của khoa học, chân lý và "ngụy ý thức", mà đó
chính là vấn đề C.Mác định gác lại.
Tuy
nhiên, chúng ta vẫn có lý do để tin rằng: thà nói rằng C.Mác để lại những vấn đề
trên cho Ph.Ăngghen, còn hơn là đưa ra những nguyên nhân về việc C.Mác bỏ lại tất
cả sang một bên(4). Lý do là: Phương pháp suy nghĩ và biện pháp thực
hiện mà định nghĩa triết học này khởi xướng dường như khiến cho mọi người cảm
thấy đó là việc giẫm lên vết xe đổ của "Hệ tư tưởng Đức" mà C.Mác đã
chỉ trích nặng nề những năm 40 của thế kỷ XIX. Nó khẳng định rằng, chiến lược
chính trị sẽ phụ thuộc vào các giải pháp trừu tượng với những vấn đề triết học,
chẳng hạn như làm thế nào để phân biệt chính xác giữa sự thật và sự dối trá, giữa
khoa học và phi khoa học. Theo ý kiến của C.Mác, đó đều là sự cản trở hoặc thay
thế hoạt động thực tiễn chính trị giai cấp. Rõ ràng, sự phê phán kinh tế chính
trị học của C.Mác là vũ khí thực tế để phục vụ thực tiễn chính trị của giai cấp
vô sản (không chỉ là triết học trừu tượng). Mặc dù điều này nghe có vẻ mâu thuẫn,
nhưng sự phát triển giữa phê phán hệ tư tưởng và tư duy triết học bất luận như
thế nào vẫn có sự khác biệt. Phê phán hệ tư tưởng chỉ ra rằng, quan hệ chính trị
trong mối quan hệ giữa kinh tế học và lợi ích giai cấp thống trị, còn tư duy
triết học lại có mối tương quan với khoa học và chân lý. Do đó, nó xa rời quan
hệ giai cấp và những thứ thuần học thuật trong chính trị.
3. Hệ
tư tưởng: Với vai trò là khoa học
Cho
dù là sự "phê phán hệ tư tưởng" của C.Mác hay là Ph.Ăngghen đã thực
hiện sự phân biệt "chủ nghĩa duy vật" giữa hệ tư tưởng và khoa học, đều
không coi hệ tư tưởng là một "hệ tư tưởng của giai cấp vô sản", từ
quan điểm của họ thì điều này có vẻ như mẫu thuẫn. Đối với C.Mác điều này không
có gì lạ, bởi vì hệ tư tưởng hoàn toàn là đối tượng khiển trách, còn việc thúc
đẩy chính trị của giai cấp vô sản lại cần dựa trên cơ sở phê phán toàn diện của
"khoa học kinh tế" (với vai trò là một hệ tư tưởng). Hoặc là có một
cách đơn giản nhất để tìm ra mối quan hệ giữa chính trị và phê phán, chính là
liên hệ giữa sự chỉ trích trừu tượng đối với tiền lương và sự phân tích về những
người công nhân không thể không toàn tâm toàn ý mặc cả tiền lương. Trái với các
nhà kinh tế chính trị học này, C.Mác cho rằng quan hệ tiền lương lại không phải
là quan hệ phổ biến, tự nhiên và công bằng mà là một lời nói dối sinh ra từ lịch
sử phục vụ lợi ích của giai cấp tư sản. Địa vị giai cấp và phân tích trừu tượng
lại được kết hợp lại trong chính trị.
Tương
tự như vậy, Ph.Ăngghen cũng cho rằng, không tồn tại hệ tư tưởng vô sản, bởi vì
hệ tư tưởng (không phân biệt hệ tư tưởng chính trị, hệ tư tưởng kinh tế hay hệ
tư tưởng triết học) không thể là khoa học và nó cũng không thể mang tính chân
lý, bởi vì nó không phải là chủ nghĩa duy vật. Điều này được ông và những người
mácxít sau này quy định và bảo vệ trong những tác phẩm triết học biện chứng hệ
thống hóa chủ nghĩa Mác. Không ngờ điều này đã trở thành một loại vốn chính trị,
nhưng có khả năng xa rời với ý định ban đầu của C.Mác.
Giống
như Ph.Ăngghen, V.I.Lênin sau đó cũng bước vào lĩnh vực triết học, tuy nhiên, đối
với vấn đề "hệ tư tưởng vô sản" thì lại có quan điểm trái ngược với
C.Mác và Ph.Ăngghen. V.I.Lênin đã tổng kết: chân lý cần phục tùng lập trường
giai cấp, do đó sự tồn tại của cụm thuật ngữ "hệ tư tưởng vô sản"
không có gì lạ. Lấy việc đơn giản hóa triết học của Ph.Ăngghen làm cơ sở (Ph.Ăngghen
nỗ lực mở ra sự khác biệt giữa khoa học và hệ tư tưởng), V.I.Lênin bỏ qua sự
khác biệt giữa hệ tư tưởng và khoa học (hay chân lý). Theo V.I.Lênin, quan niệm
về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân nhất định mang tính giai cấp. Bởi vì,
như C.Mác đã nói, tất cả sự chuyển biến quan niệm và tư tưởng đều sinh ra theo
cách này. Chẳng hạn, về chính trị, Ph.Ăngghen đã nỗ lực phục vụ cho giai cấp
công nhân, trong "triết lý" của ông đã chứng minh chân lý của phép biện
chứng duy vật, hơn nữa những quan niệm mang tính chân lý của phép biện chứng
duy vật này đều bắt nguồn từ nền chính trị của giai cấp vô sản cụ thể và từ thực
tiễn cuộc sống. Chính vì những quan niệm mang tính chân lý này ngay từ đầu đã
bao gồm sự thành kiến giai cấp bên trong nó, do đó có thể gọi nó là hệ tư tưởng.
Mặc dù C.Mác và Ph.Ăngghen đều duy trì một giới hạn nhất định với hệ tư tưởng
và coi như là một thuật ngữ mang nghĩa xấu, nhưng V.I.Lênin thì lại cho rằng,
khái niệm này rất hữu ích, bởi vì nó vừa giúp phát triển nghĩa rộng của
"thành kiến giai cấp", lại vừa giúp ích cho chân lý khoa học cụ thể. Ở
đây, chúng tôi đã thảo luận về nguồn gốc của sự "phê phán về hệ tư tưởng"
là từ ý tưởng ban đầu của C.Mác, nhưng trái ngược với triết
học, nó được bắt nguồn từ vấn đề
chính trị, bởi vì nó là một chuẩn mực, có thể giúp chúng ta suy ngẫm lại về
toàn cầu hóa ngày nay và phong trào XHCN.
II. CNTB HẬU HIỆN ĐẠI
VÀ CNXH: CHỦ NGHĨA
TÂN MÁCXÍT VÀ CHỦ
NGHĨA HẬU MÁCXÍT
1.
CNTB hậu hiện đại
"Phê
phán hệ tư tưởng" là làm thế nào để liên kết quan hệ chính trị giai cấp
sau Chiến tranh Thế giới thứ II (và Chiến tranh Lạnh)? Điều này có phải là một
bộ phận tạo nên "CNTB hậu hiện đại"? Kể từ những năm 40 của thế kỷ
XIX, nếu như vấn đề này không nảy sinh những thay đổi về bản chất, cụ thể: làm
thế nào để diễn tả tình trạng địa vị giai cấp và sự vận động phong trào giai cấp
mới, có thể tìm thấy sự thiếu sót của chế độ (TBCN) và thực tiễn phát triển của
phong trào nổi dậy. Một chế độ xã hội phải yêu cầu sự tăng trưởng, tích luỹ của
cải và năng lực cá nhân, đồng thời cũng cho phép và khuyến khích sự kế thừa những
ưu thế từ thế hệ này sang thế hệ khác. Tuy nhiên, do mọi người thường chưa xuất
phát từ điểm này để xem xét những bất lợi của CNTB, do đó việc thực hiện các mục
tiêu ở trên cũng không dễ dàng. Hơn nữa, do những khác biệt bất lợi, rõ rệt của
sự kết nối thế hệ mà thực dân xâm lược đã đem lại khiến tính thống nhất giai cấp
rất khó đạt được. Trên thực tế, cho dù phải đối diện với sự bất bình đẳng mỗi
ngày trên toàn cầu hay ở trong khu vực có chất lượng cuộc sống ngày càng giảm
sút, những năm gần đây trong cộng đồng chính trị, vấn đề giai cấp dường như
không thu hút được sự quan tâm của mọi người. Điều này xảy ra đã giúp cho chủ
nghĩa Tân/Hậu mácxít và CNXH khác phát huy sức mạnh của nó.
Trước
năm 1848, cho dù có muốn hay không thì người theo chủ nghĩa tự do đều bị xếp
vào phái cách mạng chứ không đơn thuần là phái cấp tiến. Sau năm 1848, tư tưởng
của những người theo chủ nghĩa tự do lại bắt đầu di chuyển gần hơn với
"XHCN" để đạt được các mục tiêu tái phân phối, họ chủ trương thu thuế
và tiêu dùng trong cả lý luận và thực tiễn. Những người tự phong là người
mácxít cũng đang tiếp cận gần hơn đến điều này, xa rời tư tưởng mà C.Mác nhiều
lần nhấn mạnh - tầm quan trọng của giai cấp công nhân công nghiệp và sự cần thiết
của việc bãi bỏ kinh tế tiền tệ. Giữa thế kỷ XX, mặc dù các phong trào giải
phóng dân tộc của khu vực Đông Á, Đông Nam Á và Mỹ - Latinh, các phong trào giải
phóng dân tộc cũng được tiếp cận với lý luận, tinh thần của C.Mác, nhưng
"phái mácxít" vẫn chỉ mới bắt đầu có sự chuyển biến về mặt học thuật,
và do đó làm xuất hiện hai phái học thuật lớn: chủ nghĩa Tân mácxít và chủ
nghĩa mácxít cũ. Cả hai đều chịu trách nhiệm về phê phán giai cấp (lấy phê phán
hệ tư tưởng làm tư tưởng chủ đạo). Còn chủ nghĩa tự do mới của "phái đối lập"
- phái dứt khoát phản đối sự tồn tại của giai cấp thì lại ở trong thời kỳ khép
kín.
2.
Chủ nghĩa Tân mácxít
Về bản
chất, "chủ nghĩa Tân mácxít" xác định lại vị trí của nền kinh tế học
đương đại xung quanh vấn đề giai cấp và chính trị giai cấp (đặc biệt chú trọng
vào các nhóm yếu hơn với các quy mô khác nhau). Nó tiếp thu các luận đề của chủ
nghĩa Mác truyền thống, tức là xuất phát từ nguyên tắc bất kỳ quan niệm nào
cũng cần có tính giai cấp, phản đối bản thân nền kinh tế học hiện đại - giống
như nguyên nhân mà C.Mác đưa ra, phê phán nền kinh tế chính trị học cổ điển.
Cũng có thể nói rằng, kinh tế học hiện đại quan tâm tới quốc gia và việc tạo ra
của cải quốc tế, cũng như các yếu tố của sản xuất và sản xuất công nghiệp có
liên quan đến chi phí và giá thành. Giống như kinh tế học cổ điển, kinh tế học
hiện đại cũng rất ít quan tâm đến vấn đề "ai chịu thiệt thòi".
Theo một kết quả khảo sát của G.Ther-born cho thấy, những
nghiên cứu mang đặc trưng của chủ nghĩa Tân mácxít gồm có: xã hội học kinh tế của
E.O.Wright, sử học kinh tế của R.Brener (mặc dù ông thận trọng chứng thực giả
thuyết, chứ không phải là chứng thực chung chung, qua loa rồi qui nạp lại thành
bố cục, nhưng lại kiên quyết tiếp thu C.Mác - Ph.Ăngghen truyền thống) và
nghiên cứu nổi tiếng của J.C.Roemer về vấn đề bóc lột và phân phối công bằng (để
càng lấy "chuẩn" kinh tế học làm tiền đề). Rất nhanh chóng G.Therborn
liền xếp những nghiên cứu dưới đây vào hàng ngũ chủ nghĩa Tân mácxít, tức là một
số học giả chuyên nghiên cứu về quan hệ giai cấp và giai cấp xuyên quốc gia, chẳng
hạn như M.Castell chuyên nghiên cứu "mạng xã hội", A.Glyn chuyên
nghiên cứu về vấn đề CNTB toàn cầu... Tương tự như vậy G.Therborn cũng nhắc đến
những nghiên cứu chuyên về văn học và văn hóa toàn cầu trong đội ngũ chủ nghĩa
Tân mácxít như: I.Wallerstein, A.G.Fran, cùng với M.Hardt và A.Negri càng chặt
chẽ hơn với hai tác phẩm "Đế quốc" và "Đại chúng", J.Rosenberg
cũng vinh dự được xếp vào hàng ngũ này.
Chủ
nghĩa Tân mácxít đặc biệt nhấn mạnh về phương diện kinh tế chính trị quốc tế, sự
khác biệt hoàn toàn rõ rệt giữa kiểm soát vốn cá nhân và vốn tập thể, thể hiện ở
thị trường toàn cầu; có rất ít người chịu phục tùng các vấn đề như quyền ưu
tiên quốc gia và tình hình chính trị đương đại... Chủ nghĩa Tân mácxít cũng xóa
bỏ nỗ lực triết học hóa của Ph.Ăngghen, bao gồm: học thuyết chủ nghĩa duy vật,
khoa học và những kết luận thêm nữa là hệ tư tưởng cấu thành để chủ nghĩa Mác
có thể và cần phải giải thích mọi vấn đề. Song không giống như C.Mác, những người
theo chủ nghĩa Tân mácxít không bao giờ lãng phí thời gian để phê phán trực tiếp
khái niệm và thực tiễn của sản xuất tiền tệ và vốn, mà đặc biệt chú trọng tới bản
thân quá trình sản xuất dựa theo quan điểm và phong trào của C.Mác, xem xét những
thiếu sót thế hệ nảy sinh như thế nào trong chu kỳ tuần hoàn của sức lao động
và trong mối quan hệ chính trị - tư pháp của phân phối quyền lực và viện trợ của
cải. Chủ nghĩa tự do mới lại chưa coi những điều trên là vấn đề, hoặc chỉ cho
phép thực hiện điều tiết và tái phân phối ở mức tối thiểu. Họ luôn cho rằng, việc
tạo ra của cải chính là hưởng lợi từ mô hình bất bình đẳng mở rộng. Hơn nữa, chủ
nghĩa Tân mácxít lại càng quan tâm nhiều đến công ty và cơ cấu nhà nước, theo họ
vấn đề bất bình đẳng ở cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI chắc chắn sẽ càng trở
nên nghiêm trọng (đây chính là công việc mà chúng ta đã định nghĩa về "phê
phán hệ tư tưởng" truyền thống). Những người theo chủ nghĩa Tân mácxít sẽ
không chủ trương cách mạng vô sản và họ cũng không phản đối việc hạn chế những
căn bệnh phổ biến hiện nay như: sự tham lam của các doanh nghiệp và hành vi đồng
loã của nhà nước. Họ cũng cần chứng minh lý luận của người theo chủ nghĩa tự do
mới về việc tạo ra của cải là sai lầm.
3.
Chủ nghĩa Hậu mácxít
Chủ
nghĩa Hậu mácxít lại chủ yếu dựa trên văn hóa, hệ tư tưởng cùng đặc trưng ngôn
ngữ và hình thức biểu tượng để thảo luận một số vấn đề kinh tế học. Trái ngược
với chủ nghĩa Tân mácxít và mối quan hệ với chủ nghĩa Mác truyền thống, phương
pháp này của chủ nghĩa Hậu mácxít cực kỳ cấp tiến. Chủ nghĩa Hậu mácxít ra đời
sau trong "xu hướng ngôn ngữ học" của lĩnh vực triết học hậu chiến.
Trong thời gian này, ngôn ngữ (văn bản, lời nói, biểu tượng và ý nghĩa) được
xem như một bộ phận cấu thành thế giới giữa các chủ thể.
Tuy
nhiên, chủ nghĩa Hậu mácxít lại không xa rời C.Mác như mọi người tưởng tượng.
Khi đọc các bài viết phê bình nền kinh tế chính trị của C.Mác sẽ phát hiện ra một
vài khái niệm đặc trưng mang tính lôgic và phê phán làm phương thức công bố, bắt
đầu xây dựng đời sống xã hội mang tính chất lịch sử của chúng ta. Đặc biệt,
C.Mác đã tập trung phân tích những khái niệm cơ bản của các hình thức thống trị
trong phương thức sản xuất TBCN. Những khái niệm này
(hàng hóa, giá trị, tiền tệ, vốn...) không chỉ mang tính chất mô tả mà còn mang
tính xây dựng: chỉ cần chúng ta sử dụng chúng chính là đã thừa nhận sự tồn tại
của chúng, tức là dựa vào sự vật, chế độ, thực tiễn và quy phạm để hiện thực
chúng. Nói cách khác, tiền tệ không phải
là danh từ của một loại khách thể mà là một loại nhãn hàng của lời nói thực tiễn,
ở đây tồn tại sự trao đổi với qui mô lớn hơn
của việc tập
trung quyền lực, kiểm soát tài nguyên và kiểm soát xã hội. Điều này cũng
có thể làm một hệ thống kỹ thuật (giả định) ứng dụng vào lĩnh vực kinh tế học
hiện đại. Bởi vì, nền kinh tế học hiện đại bất luận như thế nào cũng thông qua
hoạt động thị trường hóa của chủ thể nhân loại để phản ánh và nhấn mạnh khái niệm
đời sống thường nhật của chúng ta (theo các phương thức khác nhau, như ngày nay
chúng ta thấy trong các khái niệm về "ô dù").
Song,
quan điểm này hoàn toàn xa rời với nguyên tắc hiện thực khách quan mà thuyết duy
vật của Ph.Ăngghen đã chỉ ra, tức là ngôn ngữ của khoa học, của tính chân lý tất
yếu phải là sự phản ánh của thực tại. Ngôn ngữ là biện chứng chỉ bởi vì bản
thân hiện thực thay đổi, không đứng yên, biện chứng. Quan điểm này của
Ph.Ăngghen, một mặt, do những ý nghĩa về tính khẳng định của nó đã cho ra đời một
phong trào chính trị giai cấp công nhân phát triển mạnh mẽ; mặt khác, quan hệ
biến đổi giữa hoạt động sản xuất xã hội và đời sống chính trị cùng với mối quan hệ giữa ý
thức, ý chí và hành vi của con người vẫn chưa được giải quyết.
Ph.Ăngghen dường như cho rằng,
CNXH sẽ đem lại những thay đổi hữu hiệu cho lĩnh vực kinh tế "vật chất",
chứ không chỉ là truyền bá tư tưởng và vận động phong trào chính trị trong lớp
quần chúng tự giác.
Chủ nghĩa Hậu mácxít bắt nguồn từ tác phẩm "Quyền
lãnh đạo và chiến lược CNXH" của E.Laclau và M. Chantal. Trong cuốn sách
này, lập trường tư tưởng của họ rất rõ ràng, có nghĩa là chính trị giai cấp được
con người sinh ra thông qua công tác xây dựng ngôn ngữ nói và cơ cấu quyền
chính trị, ngoài ra không có cái khác. Tuy nhiên, như đã đề cập ở trên, trong
cuộc đấu tranh giữa hành vi nhân loại và thân phận chính trị tồn tại rất nhiều
đối thủ cạnh tranh. Hơn nữa, bản thân kiểu chính trị giai cấp này đóng vai trò
một dạng phân tích hay phạm trù chính trị, sức hiệu triệu của nó không ngừng giảm
sút, do đó rất dễ bị chỉ trích thành chủ nghĩa vụn vặt, thuần học thuật không
thực tế và vô tổ chức; cũng rất dễ bị phê phán là nền chính trị không rõ ràng.
Bởi vì, nó đòi hỏi việc xây dựng khuôn khổ pháp lý và kinh tế dưới chế độ nhà
nước tự do và kinh tế thị trường. Mặc dù, có người nhạy cảm chỉ ra rằng, thái độ
của chủ nghĩa Hậu mácxít đối với vấn đề liên minh chính trị rất cẩn trọng
nghiêm túc, nhưng
dường như không được nhiều người
theo chủ nghĩa Hậu mácxít ủng hộ việc sử dụng phương pháp phê phán của C.Mác để
chuyên phê phán nền kinh tế học của thời đại mới. Hơn nữa, đem so sánh văn
chương của họ với C.Mác thì dường như thiếu đi tính thời sự và sức đả kích.
Nhìn chung, về phương diện phê phán hệ tư tưởng, chủ nghĩa Hậu mácxít đã không
làm gì cả.
Đương
nhiên, cũng có trường hợp ngoại lệ, trong một khảo sát rộng rãi của G.Therborn
("New Left Review" - Bình luận Cánh Tả mới), ông đã khiến cho mọi người
kinh ngạc khi loại trừ J.Baudrillard. Baudrillard đã xuất sắc chỉ ra rằng, CNTB
hậu hiện đại chính là một loại chu kỳ biểu tượng, đó là sự mô phỏng vụng về những
suy đoán của C.Mác về CNTB hậu hiện đại, là chu kỳ của vật chất (tức sùng bái vật
chất, cũng có nghĩa là đối tượng vật chất được xem như có sứ mệnh tự thân độc lập).
Vì vậy, biểu tượng ở đây, theo như J.Baudrillar, được coi như đối tượng bị sung
bái một cách mù quáng, do đó CNTB với vai trò nhà sản xuất đã tổ chức sản xuất
nhưng không phải là hiện thực tự thân của nó mà là siêu hiện thực. Mặc dù,
Bau-drillard được biết đến về quan điểm chính trị (lần đầu tiên) ở Chiến tranh
vùng Vịnh và cuộc tấn công khủng bố “11 tháng 9”, nhưng tư duy triết học của
ông rất khó được công nhận là lý luận chính trị.
K.Giboson
và J.Graham chuyên bình luận, suy ngẫm về chủ nghĩa Mác và vấn đề kinh tế tập
thể, chế độ công hữu, đã trực tiếp đề cập tới vấn đề này, tức là làm thế nào để
xây dựng một nền chính trị giai cấp xã hội trong thời đại đa nguyên chính trị.
Nếu như giai cấp không có tôn chỉ xã hội, mà bị lý luận hóa hoặc bị biến mất
vào những kinh nghiệm và được đưa vào thực tiễn, thì nó làm sao có thể được gọi
là một nền chính trị. Họ cho rằng: Lý luận cần phát huy vai trò tích cực, để
thúc đẩy "chủ thể thông qua quá trình nhận thức bản thân để tạo điều kiện
tìm hiểu, để nhận thức về môi trường sống của họ và lập kế hoạch cho tương lai
của họ".
Nếu
nói rằng chủ nghĩa Mác là xã hội học cơ sở dựa trên lý thuyết kinh nghiệm, thì
chủ nghĩa Hậu mácxít chính là triết học hậu chủ nghĩa cơ sở. G.Therborn đã chỉ
rõ chủ nghĩa Hậu mácxít của E.Balibar, nhưng tôn chỉ triết học của E.Balibar lại
sớm cách xa E.Laclau và M.Chantal. G.Therborn cũng đồng thời phân tích quan điểm
của C.Offe, chỉ ra rằng C.Offe đã tập trung vào các quan hệ nội tại giữa các quốc
gia, tính hiện đại, "Phương Đông - Phương Tây" cũng như quan hệ thị trường,
nhưng nếu so sánh với lý luận quốc gia của B.Jessop, thì khuynh hướng xã hội học
của nó ít hơn nhiều. Mặc dù,theo như G.Therborn, dường như bất kỳ phần tử cánh
tả nào công khai quan điểm chính trị của họ đều có đủ tư cách để trở thành một
người theo chủ nghĩa Hậu mácxít, nhưng chúng tôi vẫn ủng hộ việc phân chia ranh
giới giữa chủ nghĩa Tân mácxít và chủ nghĩa Hậu mácxít, hơn nữa duy trì
"xu hướng ngôn ngữ học" của Wittgenstein làm mốc phân chia ranh giới.
4.
Chủ nghĩa xã hội
"Chủ
nghĩa xã hội" ngày nay ở Phương Tây là để chỉ đại diện xã hội - dân chủ, dựa
trên sự thỏa hiệp giai cấp và nâng cao sự tiêu dùng để thực hiện tái phân phối
và thiết lập hình thức chính trị lỏng lẻo. Do đó, theo bản chất của sự thỏa
hiệp, "CNXH" ngày nay và chủ nghĩa tự do mới có nét giống nhau
ở một mức độ nhất định. Dường như C.Mác chú trọng vào phê phán toàn bộ những gì
mà sản xuất công nghiệp hiện đại đã làm trong điều kiện tích luỹ tư bản, đều là
đối tượng mà chủ nghĩa tự do mới muốn cổ xúy hoặc bênh vực. Nếu như ở thập niên
40 của thế kỷ XIX, C.Mác nhất định gọi những người theo chủ nghĩa tự do mới là
"nhà tư tưởng", cũng giống như cách mà ông gọi những người theo Chủ
nghĩa Triết học Xã hội Đức thời bấy giờ. Bởi vì, ông cho rằng, để giải quyết vấn
đề khái niệm của thế giới triết học cũng có nghĩa là giải quyết vấn đề chính trị
của thế giới hiện thực. Chủ nghĩa tự do mới là một loại tự qui định, dung phân
tích và phê phán làm công cụ để tiếp nhận các yếu tố bất thường của lôgic và yếu
tố thị trường. Điểm này cũng rất giống với "các nhà tư tưởng Đức" khi
dùng ý thức chính trị để giải quyết các vấn đề xã hội. Vì vậy, chủ nghĩa tự do
mới là một hệ tư tưởng, bởi vì sự phê phán hệ tư tưởng của nó bộc lộ việc nó bảo
vệ quan điểm tích luỹ của cải và sự thành kiến giai cấp tập quyền, thêm vào đó
là sự đối lập về lợi ích với giai cấp công nhân - cho dù nó tuyệt nhiên không
thừa nhận.
Tuy nhiên, xã hội dân chủ rất dễ dàng chuyển thành
nhà nước phúc lợi, nó không chỉ đạt được sự ủng hộ lớn của các nền
dân chủ, đồng thời cũng được sự đầu tư lớn từ các tập đoàn lợi ích tư bản đương
đại. Ngoài ra, nhà nước phúc lợi ở khu vực Đại Tây Dương (hoặc eo biển của Anh)
thường được định nghĩa là hệ thống "kinh tế thị trường xã hội"; điều
này (có khả năng) phân biệt hệ thống các quốc gia nòng cốt của lục địa Châu Âu
và hệ thống "xí nghiệp tự doanh - thị trường tự do" của khu vực Bắc Mỹ.
Thuyết lấy Âu - Mỹ làm trung tâm được bắt nguồn từ lịch sử của công nghiệp hóa,
chủ nghĩa thực dân và thương mại chủ nghĩa đế quốc, cũng rất dễ bị coi là các
phương án phát triển hiện đại hóa và đặc điểm tăng trưởng của nửa cuối thế kỷ
XX, tuy nhiên, hiện tại đã và đang đặt ra một câu hỏi lớn.
Sự
phê phán về hệ tư tưởng đóng một vai trò quan trọng: đả kích việc phân chia dựa
vào tri thức và chủng tộc do một vài quốc
gia gọi là chủ trương
"thế giới Phương Tây"
hoặc "Thế giới thứ nhất". Tuy nhiên, trong thế kỷ XXI, sự phát triển
của thế giới đương đại đã tác động đến cục diện nhị nguyên vốn rất vững chắc
này. Các nước như Braxin, Trung Quốc và Ấn Độ phát triển nhanh chóng, thành
công và vẫn tiếp tục thúc đẩy phát triển xã hội của họ, mặc dù không ngừng gặt
hái những thành tựu kinh tế to lớn, nhưng các nước này lại không làm theo mô
hình phát triển truyền thống Phương Tây của bờ biển Bắc Đại Tây Dương. Trong
đó, Trung Quốc có lẽ là trường hợp đáng ngạc nhiên nhất: Sau giải phóng dân tộc
và thời kỳ kinh tế kế hoạch, Trung Quốc trở thành đại biểu mới nhất của chủ
nghĩa Mác thế kỷ XX. Bắt đầu từ thập niên 90 của thế kỷ XX, những cải cách liên
tục của nền kinh tế đã trao tính hợp pháp cho kinh tế tư nhân và các thành phần
kinh tế hỗn hợp, do đó trên cơ sở phát triển kinh tế trong nước, tăng trưởng
nhu cầu tiêu dùng và tạo ra thặng dư mậu dịch, kinh tế Trung Quốc phát triển
nhanh chóng - tất cả những điều đó đều vận hành theo chính sách kinh tế tiền tệ
trong nước, ngân hàng quốc tế hóa và khuôn khổ tài chính.
Thay vì coi những phát triển là sự thụt lùi của CNTB về
"mặt đối lập" duy nhất của CNCS, thì cho chúng là một mô hình vượt ra
ngoài CNTB truyền thống. Điều đó cho thấy, sự giải thích khác của nền kinh tế
và chính trị: độc tài cai trị, chính trị dân chủ, "phát triển" và
bình đẳng. Đồng thời, các nền kinh tế mới nổi và các thành viên chủ chốt của
G20 cũng không thể hiện mô hình phát triển theo hình thức TBCN hoặc lấy CNTB
làm mục tiêu. Hơn nữa, giữa mô hình Nhà nước với tăng trưởng kinh tế, ổn định
xã hội, cũng như các biện pháp "thành công" khác cũng không có mối
quan hệ tất yếu. Đương nhiên, các biện pháp trước mắt bị định nghĩa lại là do
biến đổi khí hậu và các tiêu chuẩn sinh thái, cũng tức là mọi người không quy kết
thành công và phát triển là sự tăng trưởng kinh tế thuần tuý và "tiêu dùng
cao cấp"... Sự đánh giá mang tính chính trị thông thường xem ra không đủ để
tiến hành phân tích và đánh giá những phạm trù dưới đây: chuyên chế và dân chủ,
độc đảng và đa đảng, nhân dân và quân đội, văn hóa đơn nhất và văn hóa đa
nguyên.
Trong
bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu, thắt chặt tín dụng, suy thoái và gói
"kích thích", cho dù là niềm tin tất thắng của chủ nghĩa tự do mới
hay là sự phê phán đối với "chế độ TBCN" của C.Mác và những người
mácxít, thì đều là những cố gắng tìm kiếm sự cân bằng - cho dù vì những lý do
khác nhau. Tại thời điểm này, mọi người bắt đầu suy ngẫm lại vấn đề tương thích
của nền dân chủ xã hội và nhà nước một đảng, thêm vào đó Đảng dân chủ xã hội ở
một số quốc gia (như Nhật Bản và Thụy Điển) có thời gian cầm quyền khá dài, vấn
đề này lại không giống như nó khi bắt đầu mà dường như rất rõ ràng, đặc biệt là
sau sự kiện “11 tháng 9", một số thể chế chính trị đa đảng lại thể hiện sự
cực đoan thiếu tôn trọng hiến pháp và nhân quyền.
Tóm
lại, bài viết khẳng định: không thể phân tích, đánh giá chế độ TBCN đương đại
trong khuôn khổ của thuyết
nhị nguyên. Cũng tương tự như vậy, càng không thể dùng quan điểm ấy để
chỉ đạo lý luận toàn cầu hóa đương đại, bởi vì ngày hôm nay chúng ta đã rất khó
khăn để phân chia rạch ròi giữa thể chế chính trị duy nhất một đảng và chế độ
dân chủ, giữa nền kinh tế thị trường tự do và XHCN, giữa nền kinh tế TBCN đang
phát triển và nền kinh tế TBCN phát triển. Vì vậy, chỉ cần nền kinh tế chính trị
quốc tế ứng phó được với tính đa dạng phức tạp của tài chính và thương mại toàn
cầu hiện nay thì nó tất yếu sẽ dựa vào một số yếu tố của phê phán hệ tư tưởng để
giành được ý nghĩa chính trị. Cũng có nghĩa là: CNTB đã sản sinh ra giai cấp và
đặc quyền giai cấp, đồng thời yêu cầu sự thống trị giai cấp, trong khi đó sự
phê phán hệ tư tưởng lại bộc lộ tất cả những điều này.
Chú
thích:
1) Francis Wheen, Karl Marx, London: Fourth Estate,
1999, p.1; Andrew Heywood, Political Ideologies: An In-troduction, 4th edn,
Basingstoke: Palgrave Macmillan, 2007, pp.123-127.
2) Xem thư Ph. Ăngghen gửi Êđuác Béctanh ngày 2-3
tháng 11/1882: Đúng, cái gọi là "chủ nghĩa Mác" ở nước Pháp thuộc loại
hoàn toàn đặc biệt, loại mà có lần C.Mác đã nói với Laphácgơ: "Một điều rõ
ràng là bản thân tôi không phải là người mácxít" (C.Mác và Ph.Ăngghen toàn
tập, tập 35, tr.511) và thư Ph.Ăngghen gửi Côn-rát Smith ngày 5/8/1890 (C.Mác
và Ph.Ăngghen toàn tập, tập 37, tr.601).
Trên thực tế, Ph. Ăngghen không chỉ 2 lần nhắc đến
vấn đề này của C.Mác mà ít nhất là 4 lần, ngoài hai lần kể trên còn 2 lần dưới
đây:
Trong thư Ph. Ăngghen gửi Pôn
Laphácgơ ngày 27/8/1890 (C. Mác và Ph.Ăngghen toàn tập, tập 37, tr.621) và ngày
7 tháng 9 năm 1890 Ph. Ăngghen trả lời Ban biên tập tờ "Socialdemokrat"
(C.Mác và Ph.Ăngghen toàn tập, tập 22, tr.112).
3) Göran Therborn, "After Dialectics: Radical
Social Theory in a Post-Communist World" New Left Review, no.43, 2007.
4) Terrel Carver, "Karl Marx", in Steven
M.Emmanuel (ed), The Blackwell Guide to Modern Philopsophers: From Descartes to
Nietzsche, Malden, MA: Blackwell, 2001, pp.370 -389
Share Post
Một số bài viết khác
- Các yếu tố quyết định thành công cho hợp tác công – tư trong phát triển cơ sở hạ tầng (phần 2) - Biên dịch: Nguyễn Thị Ngọc Hà – Hiệu đính: Vũ Xuân Bình
- Các thành phố thông minh ở Châu Âu - Tác giả: Andrea Caragliu, Chiara Del Bo & Peter Nijkamp - Biên dịch: Nguyễn Thị Ngọc Hà - Hiệu đính: Trần Minh Hoàng
- Các yếu tố quyết định thành công cho hợp tác công – tư trong phát triển cơ sở hạ tầng (phần 1) - Biên dịch: Nguyễn Thị Ngọc Hà – Hiệu đính Vũ Xuân Bình
- Quản trị văn hóa và các ngành công nghiệp sáng tạo ở Singapore - Biên dịch: Nguyễn Thị Ngọc Hà – Hiệu đính: Nguyễn Thanh Bình
- Chiến lược chính phủ điện tử tại các nước phát triển và đang phát triển: Khung thực hiện và trường hợp thực tiễn (Phần 2) - Biên dịch: Nguyễn Thị Ngọc Hà - Hiệu đính: Vũ Xuân Bình
- Chiến lược chính phủ điện tử tại các nước phát triển và đang phát triển: Khung thực hiện và trường hợp thực tiễn (Phần 1) - Biên dịch: Nguyễn Thị Ngọc Hà - Hiệu đính: Vũ Xuân Bình
- Giao thông đô thị bền vững: Bốn khía cạnh đổi mới (Phần 2) - Tác giả: Todd Goldman & Roger Gorham - Biên dịch: Nguyễn Thị Ngọc Hà, Hiệu đính: Hồ Thị Tuyết Nhung
- Giao thông đô thị bền vững: Bốn khía cạnh đổi mới (Phần 1) - Tác giả: Todd Goldman & Roger Gorham - Biên dịch: Nguyễn Thị Ngọc Hà - Hiệu đính: Hồ Thị Tuyết Nhung
|